Hiện đại Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc

Nhà hoạt động Chen Yu-Rong và Wang Ping của Hiệp hội Quyền Giới tính Đài Loan (Gender/Sexuality Rights Association Taiwan).

Cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, tình hình thay đổi đáng kể khi luật cấm kê gian bị bãi bỏ vào năm 1997. Tổ chức phân loại và chẩn đoán rối loạn tâm thần Trung Quốc đưa đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào ngày 20 tháng 1 năm 2001. Tình hình tiếp tục được cải thiện.[10]

Một thăm dò năm 2000 cho thấy người Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn đối với đồng tính luyến ái. Trong 10.792 người được thăm dò, 48.15% ủng hộ, 30.9% không chấp nhận, 14.46% phân vân và 7.26% không quan tâm. Phân biệt đối xử đối với người đồng tính hiếm xảy ra. Nhưng vài học giả than phiền rằng chính phủ còn dửng dưng trong vấn đề này khi không làm gì để cải thiện tình hình. Năm 2002, chỉ có hai người từ Trung Hoa đại lục được cử tham gia Gay Games. Ngoài các trang web của giới đồng tính, thông tin đại chúng ít đưa tin về sự kiện này. Chính quyền vẫn còn từ chối cải thiện tình hình hoặc từ chối ủng hộ quyền người đồng tính. Mặc dù không có điều luật rõ ràng nào cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi tình dục đồng giới giữa những người lớn tự nguyện, không có điều luật nào bảo vệ người đồng tính khỏi sự kỳ thị và không có một tổ chức bảo vệ quyền lợi người đồng tính. Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề đồng tính là Ba không: Không tán thành, không phản đối, không khuyến khích (不支持, 不反对, 不提倡).

Một thăm dò năm 2008 của nhà tình dục học Lý Ngân Hà (李銀河) cho thấy thái độ của công chúng đối với người đồng tính còn khác nhau. 91% tán thành quyền làm việc của người đồng tính, 80% đồng ý người đồng tính và dị tính có quyền ngang nhau. Nhưng đa số lại cho rằng người đồng tính công khai không nên là giáo viên và 40% cho rằng người đồng tính là hoàn toàn sai trái.[11]

Số lượng người đồng tính ở Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng. Một báo cáo dựa trên tài liệu của chính phủ và các nghiên cứu cho rằng là 15 triệu người. Một thống kê khác trên tờ Trung Hoa nhật báo (China Daily) cho rằng là khoảng 30 triệu người.[12]

Nhờ nới lỏng Internet, nhiều trang web đồng tính đã nở rộ ở Trung Hoa đại lục mặc dù đôi khi cảnh sát có can thiệp và đóng cửa nhiều trang web. Internet trở nên rất quan trọng đối với cộng đồng đồng tính ở đây. Mặc dù không có tổ chức dành cho người đồng tính, nhiều website có chức năng tư vấn.

Thông tin đại chúng đôi khi đưa tin về các hoạt động đồng tính ở nước ngoài như diễu hành đồng tính. Vài nhà phê bình cho rằng mục đích của việc đưa tin là bôi bác giới đồng tính. Không có hệ thống bình chọn phim ảnh, chính phủ Trung Quốc cấm truyền hình và rạp chiếu phim chiếu các phim về đồng tính vì chúng "không phù hợp". Bộ phim về đề tài đồng tính Lam Vũ bị cấm ở đại lục (bộ phim cũng có nhắc tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989) mặc dù phim được chú ý nhiều ở Đài Loan, Hồng Kông và nhiều nơi khác đồng thời các diễn viên trong phim đều là người ở đại lục và dựa trên một câu chuyện khá nổi tiếng trên Internet được viết bởi một cư dân mạng ở đại lục (phiên bản DVD đã được sửa chữa rất nhiều). Bộ phim Brokeback Mountain năm 2006 bị từ chối chiếu ở đại lục dẫu cho phim của Lý An thường rất được hoan nghênh tại đây.

Mặc dù câu lạc bộ (club), quán rượu (bar), quán trà (tea house), dịch vụ xông hơi (sauna) cho người đồng tính và các trung tâm hỗ trợ thường phổ biến hơn ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng ChâuThẩm Quyến, các dịch vụ này cũng trở nên phổ biến hơn ở các thành phố nhỏ hơn như Tây An, Đại LiênCôn Minh tuy nhiên thường bị cảnh sát làm khó dễ. Tương tự như ở các nước đang phát triển khác, ở đây cũng có các tụ điểm như công viên, phòng tắm công cộng, các con phố. Cuộc sống người đồng tính đặc biệt khó khăn ở thôn quê. Ở Trung Quốc vẫn còn một bộ phận rất lớn người dân không có điều kiện truy cập Internet và không có khả năng di chuyển đến các thành phố. Người dân ở thôn quê không đề cập vấn đề đồng tính luyến ái hoặc chỉ là coi nó như một căn bệnh.[13]

Nhiều trường hợp cho thấy người đồng tính bị luật pháp kỳ thị, họ bị cảnh sát bắt bớ và giam cầm. Tháng 10 năm 1999, tòa án Bắc Kinh quy định đồng tính luyến ái là "bất thường và không chấp nhận được ở nơi công cộng" (trích báo Bưu điện Washington ngày 24 tháng 1 năm 2000). Đây cũng là lần đầu tiên thái độ chính thức được công khai. Tháng 7 năm 2001, 37 người đồng tính nam bị bắt ở Quảng Đông trong một vụ khá nổi tiếng. Tháng 4 năm 2004, Tổng cục Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Quốc gia (国家广播电影电视总局) thực hiện chiến dịch dẹp các nội dung bạo lực và khiêu dâm trong thông tin đại chúng. Các chương trình liên quan đến đồng tính cũng bị cấm vì được coi là vi phạm "cuộc sống lành mạnh của Trung Quốc".

Từ năm 2004, vì tỉ lệ nhiễm HIV tăng cao trong cộng đồng đồng tính và song tính nam ở các nước châu Á, các cơ quan sức khỏe cấp tỉnh và thành phố triển khai các nghiên cứu về nam có quan hệ tình dục với nam (MSM). Tháng 1 năm 2006, Hội đồng Quốc gia cho ra Quy định về Phòng chống AIDS. Tài liệu nói rằng MSM là bộ phận có nguy cơ nhiễm HIV cao và cơ quan các cấp phải đưa nhóm hành vi này vào chương trình hành động. Người ta thấy rằng chính phủ Trung Quốc quyết tâm trong vấn đề sức khỏe của người đồng tính và song tính nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc http://books.google.com/books?id=1LmEC1b1bncC&pg=P... http://books.google.com/books?id=gGQFZivU2AMC&pg=P... http://peijinchen.com/blog/2008/06/18/li-yinhe-on-... http://news.xinhuanet.com/english/2005-10/10/conte... http://news.xinhuanet.com/english/2005-12/26/conte... http://www.androphile.org/preview/Museum/China/NEW... http://www.npr.org/templates/story/story.php?story... http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/542... https://web.archive.org/web/20090223231511/http://... https://web.archive.org/web/20110824061053/http://...